Bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật sinh sống năm 2020

Để bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật, chắc chắn là điều mà nhiều lao động Việt đã và đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản quan tâm. Tuy nhiên, để bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật để sum họp, đoàn tụ hoặc định cư lâu dài cần tuân thủ những thủ tục và điều kiện nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Có nên cùng chồng sang Nhật?
Môi trường sống tại Nhật Bản, từ mức lương, đãi ngộ đến xã hội và giáo dục, được đánh giá rất cao. Điều này khiến nhiều người mong muốn có cuộc sống mới tốt đẹp hơn khi sang Nhật để đoàn tụ cùng chồng. Tuy nhiên, việc sinh sống ở nước ngoài cũng có những khó khăn riêng như:
1. Ngôn ngữ
Việc không biết tiếng Nhật là một khó khăn lớn khi quyết định đi cùng chồng sang Nhật. Việc mất giao tiếp do sự khác biệt ngôn ngữ sẽ gây hạn chế, đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như đau ốm. Vì vậy, nếu quyết định đi cùng chồng sang Nhật, bạn nên học tiếng Nhật càng sớm càng tốt.
2. Chi phí sinh hoạt
Mức lương làm việc tại Nhật rất cao, tuy nhiên, chi phí sinh hoạt cũng không hề rẻ. Do đó, nếu chỉ dựa vào lương của chồng, việc duy trì cuộc sống dễ dàng sẽ trở nên khó khăn, đặc biệt là khi có con nhỏ cần nuôi. Vì vậy, nhiều người vợ theo chồng sang Nhật thường lựa chọn đi làm thêm để có thêm nguồn thu nhập.
3. Việc học cho con
Tại Nhật Bản, để con được học trong hệ thống giáo dục công, mẹ phải có việc làm chính thức và không được tính làm thêm. Đối với trường tư, học phí rất cao, gây áp lực cho các bậc phụ huynh. Điều này là một trở ngại khó khăn mà nhiều cặp vợ chồng trẻ gặp phải khi sinh sống tại Nhật Bản.
Điều kiện bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật
Dù bạn là du học sinh bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật hoặc là lao động kỹ sư, lao động phổ thông muốn bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật thì cần tuân thủ những điều kiện sau:
1. Tình trạng hiện tại
Người chồng phải là người đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản hợp pháp. Và tất nhiên, visa phải còn hiệu lực.
2. Đủ năng lực tài chính
Người chồng cần phải chứng minh được rằng mình có đủ khả năng tài chính để chu cấp cho vợ. Không có quy định tối thiểu hay yêu cầu cụ thể, mà thông thường cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ dựa vào tình hình tài chính thực tế của người chồng và gia đình để xem xét.
3. Thông tin về công ty người chồng đang làm việc
Đây là yếu tố để xác định khả năng ổn định tài chính của người chồng. Công ty nơi người chồng đang làm việc phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
4. Các thông tin khác
Trong thời gian sống và làm việc tại Nhật, người chồng phải luôn tuân thủ việc đóng thuế, bảo hiểm và thanh toán các hóa đơn.
Hồ sơ cần chuẩn bị tại Việt Nam
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: Dịch sang tiếng Nhật và công chứng (1 bản).
- Hộ chiếu: 1 bản photo và hộ chiếu cần còn hiệu lực.
- Ảnh 3×4 của người được bảo lãnh: 1 chiếc.
- Ảnh chụp chung: có mặt cả hai vợ chồng, có thể là ảnh kết hôn hoặc ảnh toàn gia đình.
- Đơn xin cấp tư cách lưu trú tại Nhật, nêu rõ lý do xin bảo lãnh như muốn gia đình sống gần nhau hơn, chăm sóc con cái, sinh con và lý do khác.
Hồ sơ bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật cần chuẩn bị tại Nhật
- Hộ chiếu: 1 bản photo và hộ chiếu cần còn hiệu lực.
- Thẻ tư cách lưu trú: 1 bản photo.
- Xác nhận tư cách lưu trú: 1 bản, xin ở nơi bạn đang cư trú.
- Giấy xác nhận đang làm việc tại doanh nghiệp Nhật: xin dấu của công ty. Hoặc bản photo giấy phép đăng ký kinh doanh đối với người đang kinh doanh tại Nhật.
- Bảng tổng hợp lương với người chưa làm việc tại Nhật đủ 1 năm: xin công ty tổng hợp các bảng lương trước đây vào 1 tờ giấy A3, đã bao gồm các khoản trừ thuế, bảo hiểm.
- Giấy xác nhận thuế, đóng thuế: 01 bản, xin tại Tòa thị chính thành phố, quận hoặc cửa tiếp dân.
- Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng: 1 bản.
- Phong bì: có dán sẵn tem và có ghi sẵn địa chỉ người nhận.
- Đơn xin tư cách lưu trú: 1 bộ gồm 3 tờ, mẫu giấy này bạn có thể xin tại cục Xuất Nhập Cảnh gần nơi ở hoặc trực tiếp download tại trang: http://www.moj.go.jp/ONLINE/IMMIGRATION/16-1-1.html
Địa điểm và thời gian xin visa bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật
Địa điểm nộp hồ sơ tại Nhật Bản là Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh hoặc Văn phòng Quản lý Xuất Nhập Cảnh ở tỉnh/thành phố của bạn.
Sau khi hồ sơ được Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh xét duyệt, nó sẽ được trả về qua đường bưu điện đến đúng địa chỉ mà bạn đã ghi trên phong bì. Người chồng sau đó cần gửi các giấy tờ này về cho vợ tại Việt Nam.
Sau đó, vợ của bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp đơn xin visa sang Nhật Bản tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội (27 Liễu Giai, quận Ba Đình) hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồ Chí Minh (261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh).
Những lưu ý khác khi bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật làm việc
1. Ghi nhớ mã số hồ sơ của mình
Khi nộp hồ sơ, bạn sẽ nhận được một phiếu có ghi mã số hồ sơ của mình. Hãy ghi nhớ mã số này, vì khi gặp vấn đề về hồ sơ và cần liên lạc với cục quản lý xuất nhập cảnh, bạn cần thông báo mã số này để họ kiểm tra.
2. Thời gian nhận kết quả
Thời gian nhận kết quả thủ tục bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật là khoảng 1 tháng nếu hồ sơ đầy đủ và không có vấn đề gì. Trong trường hợp thiếu hồ sơ, thời gian có thể mất khoảng 2-3 tháng do cục yêu cầu bổ sung hồ sơ.
3. Thời gian làm việc cho phép tại Nhật
Người vợ khi sang Nhật theo diện bảo lãnh sẽ có visa gia đình. Nếu muốn làm việc, cần làm thủ tục xin giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú. Khi được chấp thuận, bạn sẽ được làm việc 28 giờ mỗi tuần (làm thêm).
Ngoài ra, nếu muốn làm việc bình thường, bạn cần tìm được công việc, ký hợp đồng lao động và làm thủ tục xin đổi từ visa gia đình sang visa lao động.
4. Thời hạn visa khi được bảo lãnh sang Nhật
Thời gian visa sống tại Nhật của người vợ được bảo lãnh phụ thuộc và giống như thời gian visa của người chồng đã bảo lãnh vợ sang Nhật theo diện kỹ sư.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc bảo lãnh vợ/chồng sang Nhật hiện nay. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên hệ số điện thoại 0243 540 1286/ 0912 171 090 để được giải đáp kịp thời.